Hướng dẫn lập đtm cho khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng

Công ty tư vấn môi trường Đoàn Gia Phát chuyên tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đtm cho khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng với chi phí thấp hỗ trợ pháp lý tối đa hãy gọi ngay 0917330133.



Đtm cho khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng


Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM  là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.


dtm du an khai thac vat lieu san lap mat bang



Lập đtm cho khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng đáp ứng được các vấn đề :



  • Định hướng rõ ràng để phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

  • Tạo hệ thống xã hội phát triển bền vững lâu dài giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

  • Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án.

  • Đặt dự án vào đúng bối cảnh môi trường xã hội tại địa phương.

  • Là cơ sở khoa học cho việc ra quyết định cuối cùng hay thẩm định của dự án.

  • Có kế hoạch hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn xây dựng, vận hành và giám sát dự án.

  • Tiết kiệm chi phí đối với công tác khắc phục hiệu quả của dự án.

  • Làm cho dự án hiệu quả về kinh tế và xã hội.

  • Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.


Căn cứ luật để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng


Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT.


Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, lập báo cáo đtm đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.



Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng?

Trong những năm vừa qua, tình trạng khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường (đặc biệt là đất san lấp) diễn ra khá phức tạp ở nhiều địa phương. Theo quy định của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản thì UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn mình và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên nếu để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên địa bàn; thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường (kể cả đất san lấp) do UBND tỉnh cấp phép, cấp huyện, xã không có quyền cấp phép. Nhưng do nhu cầu đất san lấp phục vụ xây dựng các công trình là quá lớn và do chưa nắm chắc quy định của Luật Khoáng sản về thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản (trong đó có đất san lấp), nên tại một số khu vực trong tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã tự cấp phép cho các hộ gia đình, tổ chức khai thác dưới những hình thức như: hợp đồng san gạt mặt bằng phục vụ xây dựng công trình, hạ cốt cải tạo đất để trồng trọt canh tác…

Việc khai thác đất trái phép đã làm thay đổi địa hình, phá vỡ quy hoạch chung, ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây nhiều bức xúc trong nhân dân.


Vì vậy chủ đầu tư thực hiện công tác khai thác vật liệu san lấp mặt bằng cần phải có giấy phép khai thác và có các hồ sơ pháp lý môi trường quan trọng thì mới tiến hành thực hiện công tác san lấp trên.



Đối tượng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng.


  1. Khai thác cát, sỏi quy mô 50.000 m3 vật liệu/nămtrở lên.

  2. Khai thác vật liệu san lấp mặt bằng quy mô 100.000 m3 vật liêu/năm.


Quy trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng


  • Khảo sát, thu thập tài liệu

  • Tổng hợp lập báo cáo đtm

  • Trình nộp báo cáo đtm

  • Thành lập đoàn thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường

  • Trình và duyệt ra quyết định phê duyệt ĐTM.


Nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác vật liệu san lấp mặt bằng ở đâu

+ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh  tổ chức thẩm định phê duyệt  báo cáo đánh giá tác động môi trường  theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.


+ Nếu dự án nằm trong KCN thì nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Ban quản lý KCN nếu Ban quản lý KCN đó đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền.


Với kinh nghiệm 05 năm trong lĩnh vực tư vấn lập các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cùng với đội ngũ nhân viên năng động, hết mình với công việc, nhiệt tình hỗ trợ sẽ giúp bạn có những thông tin chính xác nhất về hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.


Công ty môi trường Đoàn Gia Phát
Hotline: 0917 08 00 11 – 0917 33 01 33
Email: sales.manager@dgpgroup.vn – Website: doangiaphatgroup.com

Previous
Next Post »